nlmattroi22818.jpg

748 dự án điện mặt trời lắp mái đã triển khai trên cả nước

Tin dự án 13-12-2024
Đây là một trong những thông tin được đưa tại Hội thảo “Nhìn lại 1 năm thực hiện Quyết định 11 và Thông tư 16 về Phát triển điện mặt trời tại Việt Nam”, sáng 22/8, tại Hà Nội.

Đây là một trong những thông tin được đưa tại Hội thảo “Nhìn lại 1 năm thực hiện Quyết định 11 và Thông tư 16 về Phát triển điện mặt trời tại Việt Nam”, sáng 22/8, tại Hà Nội.

Cần xem xét tháo gỡ những vướng mắc về thuế cho các dự án điện mặt trời lắp mái

Hội thảo do Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA) và Nhóm công tác về biến đổi khí hậu (CCWG) tổ chức, trong khuôn khổ Tuần lễ Năng lượng tái tạo Việt Nam năm 2018.

Ông Nguyễn Ninh Hải - Phó phòng Phòng Năng lượng tái tạo, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cho biết, sau hơn 1 năm triển khai, Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam (gọi tắt là Quyết định 11) và Thông tư 16/2017/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời (gọi tắt là Thông tư 16) đã tạo được "cú hích" cho thị trường điện mặt trời tại Việt Nam. Đặc biệt, cơ chế dành cho các dự án điện mặt trời quy mô lớn đã rất hấp dẫn các nhà đầu tư.

Cũng theo ông Hải, tính đến ngày 18/6/2018, đã có 100 dự án điện mặt trời quy mô lớn được bổ sung vào quy hoạch điện cấp tỉnh/quốc gia. Trong đó, tổng công suất đăng ký là 4,7 GW vào năm 2020 và thêm 1,77 GW sau năm 2020.

Với các dự án điện mặt trời lắp mái, tính đến cuối tháng 7/2018, đã có 748 dự án được triển khai trên cả nước, với tổng công suất 11,55 MWp.

Tuy đã tạo được tín hiệu đáng mừng nhưng việc triển khai các dự án điện mặt trời cũng đang gặp một số vướng mắc về quy trình đấu nối; mâu thuẫn với quy định về thuế trong việc bán lại sản lượng điện dư của các dự án điện mặt trời áp mái; các chứng nhận về inverter...

Nhiều ý kiến của các đại biểu, chuyên gia cho rằng, cần sớm tháo gỡ những vướng mắc trên, thì mới tạo động lực thúc đẩy cho điện mặt trời phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam.

Được biết, hiện nay, Bộ Công Thương đang xem xét trình Chính phủ sửa đổi cơ chế giá FIT - cơ chế giá áp dụng cho điện sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo, đối với dự án điện mặt trời áp dụng sau tháng 6/2019; cơ chế đấu thầu riêng, hợp đồng mua bán điện cho các dự án điện mặt trời. Đồng thời, trình Chính phủ xem xét điều chỉnh Quyết định số 11 để giải quyết những vấn đề liên quan đến thuế cho các dự án điện mặt trời lắp mái.

Nguồn:evn.com.vn