new/new/solar-panel-array-1916121_960_720.jpg

Tiêu chí nào để lựa chọn đối tác triển khai hệ thống điện mặt trời cho doanh nghiệp?

Tin thị trường 23-07-2019
Là nguồn năng lương vừa dồi dào, vừa có thể tài tạo được, năng lượng mặt trời đang trở thành xu hướng hấp dẫn, thay thế cho các nguồn năng lượng lấy từ đốt nhiên liệu hóa thạch. Nhu cầu sử dụng điện mặt trời lớn khiến ngành kinh doanh năng lượng mặt trời trở thành một ngành có tiềm năng, thu hút nhiều công ty, doanh nghiệp tham gia vào thị trường hấp dẫn này.

Số lượng lớn nhà cung cấp trên thị trường dẫn đến vấn đề chất lượng không đồng đều. Vậy những tiêu chí cần thiết nào để chọn ra một đối tác tin cậy, uy tín để triển khai hệ thống điện mặt trời cho doanh nghiệp?

 1. Chọn công ty có kinh nghiệm trong lĩnh vực năng lượng mặt trời

Khi doanh nghiệp lắp đặt hệ thống điện mặt trời, nhà cung cấp sẽ phải song hành trong thời gian rất dài, tính đến hàng năm trời để lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng,…Vì thế, việc chọn đối tác có kinh nghiệm sẽ giải quyết được nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng. Hơn thế nữa, doanh nghiệp cũng sẽ nhận được tư vấn chắc chắn, kĩ càng hơn để tránh rủi ro khi lựa chọn các loại thiêt bị sử dụng cho hệ thống điện mặt trời.

  1. Nhân sự kĩ thuật của của nhà cung cấp

Với một ngành đặc thù như điện mặt trời thì đội ngũ kĩ thuật nắm vai trò rất quan trọng, quyết định đến 90% việc lắp đặt hệ thống. Khi doanh nghiệp muốn lắp đặt hệ thống điện mặt trời cho chính mình, cần kiểm tra trình độ, sự hiểu biết và kĩ năng của chính đội ngũ kĩ thuật của đối tác bởi họ chính là người sẽ tiến hành lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng trong suốt quá trình sử dụng.

Ngành năng lượng mặt trời đang phát triển không ngừng trong những năm vừa qua, việc cập nhật thông tin và như máy móc là một phần quan trọng mà đội ngũ kĩ thuật cần nắm được. Doanh nghiệp cũng nên kiểm tra về vấn đề này khi làm việc với nhà cung cấp.

  1. Ước tính nhu cầu sử dụng điện mặt trời của doanh nghiệp

Thông thường, khi tư vấn lắp đặt, đơn vị cung cấp sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tính toán đầu ra, đầu vào, nhu cầu sử dụng để lựa chọn hệ thống thiết bị hợp lý. Thậm chí, phải nhìn ra được nhu cầu sử dụng điện của doanh nghiệp trong các năm tiếp theo để có kế hoạch đúng đắn với hệ thống trang thiết bị, máy móc.

  1. Hiểu biết sâu rộng về thị trường điện mặt trời

Nhà cung cấp không chỉ hiểu về máy móc, sản phẩm, nhu cầu của doanh nghiệp mà còn cần biết về thị trường nói chung, đặc biệt là các quy định, luật lệ của chính phủ về việc lắp đặt và sử dụng năng lượng mặt trời.

Nhà cung cấp cũng cần có mối quan hệ tốt và có nguồn hàng tốt để mang đến các thiết bị chất lượng cao cho hệ thống điện mặt trời cho doanh nghiệp. Hơn nữa, đối tác có hiểu biết tốt về thị trường cũng sẽ thường xuyên cập nhật các mẫu mã mới, hiện đại nhất từ đó có thể tối ưu được hệ thống cho doanh nghiệp.

  1. Tài chính linh hoạt

Lắp đặt một hệ thống điện mặt trời cho doanh nghiệp không phải là một công việc đơn giản, giá trị hợp đồng không hề nhỏ. Vì thế khi lựa chọn nhà cung cấp, doanh nghiệp cần để tâm để khả năng tài chính của mình và đàm phán các điều kiện, điều khoản trả tiền trong hợp đồng. Nhà cung cấp cho phép doanh nghiệp linh hoạt hơn về mặt tài chính cũng là một điều nên cân nhắc kĩ càng.