shutterstock_1140828803.jpg

Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện mặt trời hòa lưới

Tin thị trường 09-08-2019
Nhờ vào tính hiệu quả về mặt chi phí vả thân thiện với môi trường của điện mặt trời, nhiều doanh nghiệp cũng như hộ gia đình đã tiến hành lắp đặt điện mặt trời hòa lưới để phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như đáp ứng nhu cầu dùng điện trong sinh hoạt gia đình.

Vậy điện mặt trời hòa lưới hoạt động theo nguyên lý nào?

Hệ thống điện mặt trời bao gồm các thành phần chính là: pin năng lượng mặt trời (solar panel), bộ hòa lưới (inverter), và các thành phần phụ như: đồng hồ điện, tủ phân phối và bảo vệ DC/AC, khung giàn, giá đỡ,…

Đầu tiên, các tấm pin năng lương mặt trời có tác dụng hấp thu quang năng. Cơ chế hoạt động của pin dựa trên sự biến đổi các hạt photon trong ánh sáng mặt trời giải phóng ra các hạt electron tự do di chuyển trong tế bào quang năng, từ đó tạo thành dòng điện một chiều DC.

Sau khi quá trình biến đổi thành điện một chiều ở pin năng lượng mặt trời, hệ thống cần bộ hòa lưới để chuyển dòng điện 1 chiều DC thành dòng điện xoay chiều AC mới có thể đưa vào sử dụng được, cung cấp tải điện cho các thiết bị trong hộ gia đình, công ty, cơ quan.

Trong trường hợp công suất nguồn điện mặt trời sản xuất ra ra bằng với tải tiêu thụ thì sử dụng 100% từ điện mặt trời. Nếu công suất nguồn điện mặt trời sản xuất ra ra nhỏ hơn với tải tiêu thụ thì hệ thống sẽ tự động lấy thêm điện lưới để cung cấp điện năng cho các thiết bị. Nếu công suất nguồn điện mặt trời sản xuất ra ra lớn hơn với tải tiêu thụ thì nguồn điện dư ra từ điện mặt trời sẽ được bán thẳng cho cho điện lưới hoặc dự trữ vào ắc quy.

Điện mặt trời có thể phân loại thành 3 loại hệ thống khác nhau:

  • Hệ thống điện mặt trời độc lập
  • Hệ thống điện mặt trời hòa lưới
  • Hệ thống điện mặt trời hòa lưới có dự trữ

Trong đó hệ thống điện mặt trời hòa lưới là phổ biến nhất, được nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình lựa chọn lắp đặt bởi các ưu điểm vượt trội như: chi phí đầu tư thấp nhất trong 3 loại kể trên, giúp giảm chỉ số điện hàng tháng, thời gian sử dụng kéo dài đến 30 năm, có thể bán lại lượng điện dư thừa cho nhà nước. Và đặc biệt, không chỉ có lợi về mặt tài chính, điện mặt trời còn giúp giảm thiểu lượng khí CO2 thải ra môi trường, tận dụng được nguồn năng lượng mặt trời dồi dào và vô tận từ thiên nhiên. Trong đó, điện mặt trời trên mái có tính ứng dụng cao và thực tế nhất.