new/photovoltaic-system-2742308_960_720.jpg

Nên và không nên làm gì khi dự toán chi phí điện mặt trời cho nhà máy?

Tin thị trường 30-07-2019
Năng lượng mặt trời không còn là chủ đề xa lạ trong những năm gần đây. Rất nhiều doanh nghiệp, nhà máy, phân xưởng đã tự đầu tư cho mình một hệ thống điện mặt trời để tận dụng những các ưu điểm của nguồn năng lượng dồi dào này.

Tuy nhiên, với một dự án lớn, thông thường sẽ có rất nhiều bên tham gia, ví dụ như nhà cung cấp thiết bị, đối tác lắp đặt, đối tác tư vấn,…và nhiều vấn đề doanh nghiệp cần phải cân nhắc kĩ càng.

Vậy để lặp đặt thành công và sử dụng hiệu quả điện mặt trời cho nhà máy, phân xưởng, doanh nghiệp nên tham khảo danh sách các việc nên và không nên làm sau đây khi lên dự toán chi phí cho dự án lắp đặt hệ thống điện mặt trời:

Các việc nên:

  • Kiểm tra lịch sử hoạt động của đối tác, nhà cung cấp: Trước khi tiến hành lựa chọn đối tác thực hiện, cần kiểm tra kĩ càng các dự án trước của họ, các thiết bị, hệ thống mà bên đối tác đã cung cấp để xem liệu đối tác có thật sự chất lượng hay không.
  • Kiểm tra năng lực tài chính của đối tác, nhà cung cấp: năng lực tài chính đóng vai trò quan trọng để thể hiện sự uy tín về phía đối tác, đảm bảo doanh nghiệp ít gặp rủi ro về mặt tài chính khi hợp tác.
  • Phân tích các rủi ro liên quan đến công nghệ năng lượng mặt trời: hiện nay, công nghệ liên quan đến năng lượng mặt trời phát triển liên tục và có nhiều bước tiến mạnh mẽ. Vậy cần kiểm tra xem các thiết bị trong hệ thống điện mặt trời cho doanh nghiệp, nhà máy có cập nhật không, có những rủi ro tiềm tàng nào khi sử dụng không
  • Tính toán tuổi thọ của hệ thống, từ đó có kế hoạch tính toán khấu hao thiết bị một cách hợp lý
  • Làm phép so sánh hiệu quả hệ thống điện mặt trời so với việc sử dụng điện lưới
  • Tính toán các chi phí đầu tư ban đầu bao gồm chi phí mua vật tư, thiết bị cho hệ thống và chi phí sửa chữa mặt bằng để phù hợp với việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời.
  • Kiểm tra các vấn đề về pháp lý hay kĩ thuật phát sinh liên quan khác: Khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời, chắc chắn không thể tránh khỏi phát sinh các vấn đề liên quan đến giấy tờ, thủ tục pháp lý hay các vấn đề liên quan kĩ thuật. Vậy doanh nghiệp cần dự trù trước chi phí cho các khoản này.

Các việc không nên:

  • Cho rằng tất cả các hệ thống điện mặt trời đều giống nhau: Đối với từng nhà máy, doanh nghiệp cụ thể, sẽ phải thiết kế hệ thống khác nhau để phù hợp với nhu cầu.
  • Kỳ vọng hiệu suất hệ thống luôn đạt 100%: Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và các yếu tố khác ảnh hưởng đến hiệu suất hệ thống. Không phải bao giờ hệ thống cũng đạt được hiệu suất tối đa.
  • Đàm phán nghĩa vụ các bên không hợp lý: Nếu có nhiều bên tham gia thiết kế và lắp đặt điện mặt trời cho nhà máy, doanh nghiệp,
  • Cho rằng giá cả hệ thống điện mặt trời là cố định: Giá cả thường sẽ thay đổi theo thị trường nên cần đàm phán với nhà cung cấp để đưa vào hợp đồng.