new/kalorfulspace-solar-panel-1018438.jpg

Các bước triển khai hệ thống điện mặt trời cho doanh nghiệp

Tin thị trường 09-08-2019
Là một trong những nước có bức xạ mặt trời cao nhất thế giới, Việt Nam có lợi thế lớn để triển khai ngành năng lượng mặt trời, đặc biệt điện mặt trời mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, nhà máy, phân xưởng.

Vậy khi triển khai điện mặt trời cho doanh nghiệp, nên triển thực hiện theo bốn bước sau:

  1. Xác định kế hoạch tài chính trong dài hạn và mục tiêu kinh doanh bền vững trong tương lai là gì?

Bước đầu tiên và quan trọng nhất để xem liệu hệ thống điện mặt trời có phù hợp với doanh nghiệp hay không, doanh nghiệp cần đặt ra các câu hỏi sau: Liệu chi phí tiêu thụ điện năng có chiếm nhiều phần trăm trong tổng chi phí vận hành của doanh nghiệp hay không? Địa điểm lắp đặt có đủ nắng để hệ thống tạo ra điện không? Và khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời cho doanh nghiệp thì liệu hiệu quả mang lại có đủ phù đắp được nguồn vốn đầu tư không?

Ngoài ra, doanh nghiệp có mục tiêu kinh doanh bền vững không? Và điện mặt trời mang lại danh tiếng gì hay thể hiện cam kết gì của doanh nghiệp với khách hàng, nhà đầu tư, cộng đồng?

  1. Đưa ra con số chính xác về nhu cầu sử dụng điện của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng của điện mặt trời khi lắp đặt hệ thống.

Ít nhất, doanh nghiệp nên xem xét chi phí điện năng trong sau tháng gần nhất hoặc số liệu trong vòng một năm để nắm được nhu cầu về điện năng một cách chính xác: trung bình hóa đơn tiền điện rơi vào khoảng nào, thời gian cao điểm, thời gian thấp điểm,...Đặc biệt, khả năng mở rộng kinh doanh, phát triển trong tương lai kéo theo nhu cầu dùng điện tăng như thế nào cũng cần được cân nhắc trong kế hoạch.

Bước tiếp theo, doanh nghiệp cần làm việc với các chuyên gia để tính toán được công suất của hệ thống điện mặt trời nếu lắp đặt là bao nhiêu, khả năng đáp ứng của hệ thống như thế nào?

  1. Tìm kiếm và thẩm định nhà cung cấp

Để lắp đặt hệ thống điện mặt trời thành công và hoạt động tốt, doanh nghiệp cần tìm nhà cung cấp uy tín, có kiến thức tốt và hiểu biết về thị trường. Nhà cung cấp không chỉ bán thiết bị của hệ thống mà còn tư vấn, thực hiện lắp đặt và bảo hành sau này. Hiện nay, có rất nhiều bên tham gia thị trường bởi điện mặt trời cho doanh nghiệp là một lĩnh vực mới mẻ và có rất nhiều tiềm năng nhưng khả năng và trình độ các bên rất đa dạng và không phải bên nào cũng đầy đủ tất cả dịch vụ.

Do đó, việc tìm hiểu và thẩm định nhà cung cấp là bước đi hết sức cần thiết.

  1. Lựa chọn nhà cung cấp

Để tránh việc tốn thời gian cũng như nhân lực, doanh nghiệp nên lựa chọn nhà cung cấp có đầy đủ dịch vụ từ thiết kế hệ thống, cung cấp thiết bị, thực hiện lắp đặt đến bảo hành, bảo dưỡng. Ngoài ra, nhà cung cấp cũng phải có thực lực về tài chính để đảm bảo việc hỗ trợ cho doanh nghiệp trong dài hạn và đáp ứng các yêu cầu khác của doanh nghiệp.