new/solar-energy-solar-panel-solar-cell-photovoltaic-4045029.jpg

Bí quyết để thiết kế hệ thống điện mặt trời trên mái cho hiệu suất tối đa?

Tin thị trường 02-08-2019
Tại một nước nhiệt đới như Việt Nam, nguồn ánh sáng mặt trời vô cùng dồi dào, tạo tiền đề quan trọng cho ngành điện mặt trời. Đặc biệt vào mùa nắng nóng, điện mặt trời trên mái giúp gia đình, doanh nghiệp tiết kiệm chi phí cho tiền điện, chủ động vào những ngày mất điện và từ đó giảm áp lực cho ngành điện.

Với những ưu điểm rõ ràng đó, rất nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp đã cân nhắc lắp đặt hệ thống mặt trời trên mái. Thế nhưng, để hiệu suất điện mặt trời trên mái tối đa nên tham khảo các bị quyết sau đây:

Phân tích hướng chiếu của tia mặt trời và góc nghiêng phù hợp

Tùy thuộc vào kết cấu mái nhà để tìm ra phương án lắp đặt hệ thống tấm pin năng lượng mặt trời tối ưu nhất. Tuy nhiên, không nên chọn hướng thẳng đứng hay hướng quá dốc, gây ảnh hưởng đến diện tích đón ánh nắng. Nhưng cũng không được lắp pin theo phương ngang, phẳng dẫn đến khả năng bị bụi bẩn hay đọng nước cao.

Theo các chuyên gia, nghiêng khoảng 10 – 15 độ là góc lý tưởng cho các tấm pin năng lượng mặt trời. Ngoài ra, nên giảm độ nghiêng ở phía nam. Ngày nay, nhiều loại pin năng lượng mặt trời hiện đại còn có thêm bộ điều khiến hướng xoay nhằm tối ưu hóa lượng ánh nắng hứng được, cơ chế hoạt động như hoa hướng dương.

Bên cạnh đó, việc lắp đặt pin năng lượng mặt trời còn cần lưu tâm đến các yếu tố cản ánh sáng xuống mái nhà như cây cối hay nhà cao tầng xung quanh.

Thiết lập hệ thống giá đỡ, thanh ray:

Do pin mặt trời có độ bền lên đến 40 năm nên trước khi lắp đặt điện mặt trời trên mái, cần khảo sát kĩ để lắp đặt thêm hệ thống giá đỡ, thanh ray hỗ trợ. Thậm chí, nếu cần thiết có thể cải tạo thêm cả mái, thay đổi kết cấu, góc nghiêng để tối đa hóa hướng đón nắng.

Trong quá trình lắp thêm khung giàn, thanh ray cho hệ thống, cần chọn ra góc và chiều cao để cố định cho pin. Đồng thời, trong lúc này cũng phải thiết kế luôn cách kết nối các tấm pin lại với nhau và với khung đỡ để đảm bảo pin gắn chắc chắn trên mái, không bị rơi ra trong quá trình sử dụng.

Thiết lập các loại dây truyền tải

Nên dùng dây loại 1 lõi 2 lớp vở cách điện cho dây truyền tải để hạn chế ngắn mạch và chạm đất. Đi dây đúng cách, chống thấm nước do dây để ngăn chặn việc giật điện. Ngoài ra cần thiết lập ống bảo vệ cho các phần đấu nối nhằm nâng cao tính an toàn cho hệ thống và cho người sử dụng. Không dừng lại ở đó, thiết kế nối đất và chống sét cho hệ thống điện mặt trời trên mái cũng cực kỳ cần thiết.

Bảo dưỡng định kỳ.

Để đảm bảo hiệu suất điện mặt trời trên mái cao nhất, cần tiến hành bảo trì bảo dưỡng định kỳ như làm sạch các tấm pin năng lượng mặt trời, kiểm tra các loại dây và bảo dưỡng các thiết bị trong hệ thống.