6_phat_minh/photovoltaic-2814504_960_720.jpg

7 điều cần biết về hệ thống điện mặt trời trên mái cho doanh nghiệp

Tin thị trường 30-07-2019
Điện mặt trời trên mái là khoản đầu tư lâu dài, mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế cũng như danh tiếng cho cả hộ gia đình lẫn doanh nghiệp. Thế nhưng, trước khi đưa ra quyết đặt lắp đặt và sử dụng, cần nghiên cứu kĩ 7 vấn đề cốt yếu sau:
  1. Mái nhà có phù hợp để lắp các tấm pin quang năng không?

Kết cấu mái nhà là điểm mấu chốt để xem có thể lắp đặt được điện mặt trời trên mái hay không. Bởi các tấm pin quang năng là mặt phẳng, cần diện tích rộng để lắp đặt. Đồng thời còn phải chuẩn bị khung, giá đỡ để gia cố,nâng toàn hệ thống.

Thông thường, các doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp có mái nhà trên 10.000m2 mới nên lắp hệ thống điện mặt trời trên mái.

Bên cạnh đó, trên mái có bị che khuất bởi cây cối, tòa nhà khác hay vị trị có bắt được nắng hay không cũng là điều cần phải xem xét.

  1. Hệ thống điện mặt trời trên mái có thật sự đáp ứng được nhu cầu không?

Nếu nhu cầu sử dụng điện nhỏ trong lúc chi phí lắp đặt quá lớn? hoặc nhu cầu sử dụng điện lớn vượt quá cả khả năng cung cấp của hệ thống điện mặt trời trên mái. Vậy phải xác định được nhu cầu dùng điện trước để xem liệu sử dụng điện mặt trời có hợp lý không.

Ví dụ như với các gia đình có nhu cầu sử dụng điện trên 800kWh/tháng, có thể lắp bộ năng lượng mặt trời 3kWp với sản lượng điện khoảng 360kWh/tháng. Giá đầu tư ban đầu cho hệ thống rơi vào khoảng 70 triệu đồng, sẽ giúp gia đình tiết kiện được hơn 1 triệu tiền điện, vốn thu hồi về trong 5 năm nhưng khả năng sử dụng của hệ thống lại lên đến 25 năm.

Nhà máy, xí nghiệp có nhu cầu dùng điện cao hơn 150.000kWh/tháng tương đướng khoảng 300 triệu đồng chi phí điện nên đầu tư hệ thống điện mặt trời cho doanh nghiệp.

  1. Lọai năng lượng mặt trời nào phù hợp

Có nhiều loại hệ thống năng lượng mặt trời như: hệ thống điện mặt trời độc lập, hệ thống điện mặt trời hòa lưới, hệ thống điện mặt trời hòa lưới có dự trữ, cần dựa vào tính chất, đặc điểm, vị trí địa lý cũng như so sánh chi phí và giá cả để quyết định lựa chọn loại năng lượng mặt trời phù hợp nhất đối với nhu cầu dùng điện của doanh nghiệp, hộ gia đình.

  1. Hòa lưới như thế nào?

Việc hòa lưới phụ thuộc nhiều vào nơi ở của hộ gia đình hoặc vị trí của doanh nghiệp. Có rất nhiều vấn đề cần tìm hiểu như lắp đặt hệ thống điện mặt trời có cần đăng ký không? Điều kiện hòa lưới như thế nào? Phí ra sao? Có thể bán lại điện thừa cho điện hòa lưới như thế nào?

Tại Việt Nam, nếu hộ gia đình, doanh nghiệp có nhu cầu bán điện dự trữ, chỉ cần thông báo cho cán bộ ngành điện lực để khảo sát, thử nghiệm các điều kiện đấu nối. Nếu không có vấn đề gì thì cán bộ ngành điện sẽ tiến hành lắp đặt công tơ hai chiều, ký biên bản thỏa thuận.

  1. Chọn nhà cung cấp uy tín

Bởi hệ thống điện mặt trời sẽ bao gồm nhiều loại vật tư, thiết bị nên có thể có nhiều nhà cung cấp khác nhau. Hơn nữa, cần dựa vào kinh nghiệm, năng lực và uy tín để chọn nhà cung cấp phù hợp nhất. Đồng thời cần tìm hiểu kĩ các quy định về bảo dưỡng bảo hành hệ thống sau này.

  1. Nên thuê hay nên mua

Thuê hay bỏ tiền đầu tư luôn hệ thống cũng là vấn đề cần cân nhắc, so sánh hiệu quả và chi phí giữa hai phương pháp này với nhau. Có nhiều nhà cung cấp cho thuê các thiết bị trong hệ thống điện mặt trời trên mái nhưng sẽ có nhiều ràng buộc hoặc số lượng thiết bị có giới hạn.

  1. Quy định các điều khoản trong hợp đồng

Trong hợp đồng với nhà cung cấp cần quy định rõ ràng các điều kiện, điều khoản về chi tiết của hệ thống, của các thiết bị, tài chính, bảo trì bảo dưỡng,… Càng chặt chẽ, càng cụ thể để có thể quy trách nhiệm rõ cho người sử dụng và nhà cung cấp, tránh các tranh chấp về mặt pháp lý sau này.