new/new/solar-panel-array-1916121_960_720.jpg

Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì để đầu tư hệ thống điện mặt trời trên mái?

Tin thị trường 23-08-2019
Ngày nay, nhiều doanh nghiệp coi việc phát triển hệ thống điện mặt trời trên mái là giải pháp chiến lược để giảm chi phí điện năng, dành ngân sách việc việc đầu tư kinh doanh, sản xuất khác.

Trên thực tế, để lựa chọn và lắp đặt thành công một hệ thống điện mặt trời, doanh nghiệp cần tiến hành rất nhiều khâu chuẩn bị.

Khảo sát thực tế

Việc cần chuẩn bị đầu tiên chính là khảo sát thực tế: tình trạng hiện tại của mái nhà, điều kiện ánh nắng xung quanh mái,… Để việc khảo sát tiến hành thuận lợi và tạo tiền đề cho các khâu tiếp theo, kết quả khảo sát phát trả lời được các câu hỏi sau:

  • Mái nhà có phù hợp để lắp đặt hệ thống điện mặt trời hay không?
  • Nguồn ánh sáng mặt trời ở đây có đủ để hệ thống điện mặt trời trên mái hoạt động hiệu quả không?
  • Công suất tối đa của hệ thống mang lại khi lắp đặt trên mái này là bao nhiêu?
  • Công suất đó có đáp ứng được nhu cầu dùng điện của doanh nghiệp hay không?

Từ các câu hỏi trên doanh nghiệp sẽ tiến hành xác định nguồn vốn đầu tư cần bao nhiêu, có được dự toán chi phí cụ thể để so sánh với khoản chi phí điện năng hiện tại và từ đó, quyết định việc nên tiếp tục hay không lắp đặt điện mặt trời trên mái nữa. Để việc khảo sát và lên dự toán sát phù hợp với thực tế nhất, doanh nghiệp nên kết hợp cùng các đối tác, nhà thầu để được tư vấn sát sao và chi tiết nhất.

Tìm hiểu quy định của nhà nước về điện mặt trời

Hiểu rõ khung pháp lý cũng như các quy định của nhà nước sẽ giúp doanh nghiệp tránh được các vấn đề không đáng có. Thậm chí, doanh nghiệp có thể tận dụng các ưu đãi của nhà nước trong việc phát triển ngành điện mặt trời để tăng thêm thuận lợi trong quá trình lắp đặt, sử dụng và bán lại lượng điện dư nhằm có thêm lợi nhuận.

Giấy phép, cấp phép

Tương tự như việc xây dựng hay tháo dỡ, lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái cần xin giấy phép của địa phương, giấy phép sử dụng, giấy phép hòa lưới,… và rất nhiều loại giấy tờ khác để chứng minh việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.

Các vấn đề liên quan tài chính

Sau khi khảo sát, doanh nghiệp có thể dự tính được quy mô hệ thống và từ đó xác định ngân sách đầu tư cho hệ thống điện mặt trời trên mái là bao nhiêu, khả năng thu hồi vốn trong bao lâu. Ngân sách đầu tư sẽ bao gồm chi phí mua sắm vật tư, thiết bị, chi phí nhân công, lao động, tư vấn, và các khoản phát sinh khác. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn cách mua luôn hệ thống hoặc thuê từ mộ