2b3cec154b67a939f076.jpg

Xu hướng đầu tư cho năng lượng tái tạo của các doanh nghiệp

Tin thị trường 23-08-2019
Điện năng chính là một phần không thể thiếu để duy trì hoạt động của bất kì doanh nghiệp nào.

Cũng chính vì thế, chi phí dành cho điện năng chiếm tỷ trọng lớn trong các nguồn chi của doanh nghiệp và gần như nhu cầu điện ít khi có dấu hiệu giảm xuống. Bên cạnh đó, việc phụ thuộc vào điện lưới còn ảnh hưởng đến tính chủ động trong kế hoạch kinh doanh, sản xuất.

Tình trạng này đã dẫn đến sự bùng nổ về các dự án phát triển điện sạch từ các nguồn năng lượng tái tạo như: mặt trời, gió… và giảm dần sự phụ thuộc vào các năng lượng truyền thống.

Vị trí địa lý nằm gần đường xích đạo, đường bờ biển dài, khí hậu nhiệt đới gió mùa mang lại cho Việt Nam nguồn năng lượng tái tạo dồi dào và đa dạng. Tính đến năm 2030, Việt Nam có tiềm năng để phát triển 35.000 MW điện mặt trời và 20.000 MW điện từ gió.

Chính phủ cũng ban hành nhiều chính sách để khuyến khích phát triển các dự án về năng lượng tái tạo tại Việt Nam, ưu đãi về tín dụng đầu tư và các loại thuế phí như thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cho các dự án năng lượng tái tạo. Trong đó phải kể đến Quyết định 11/2017/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời và các hướng dẫn về mua bán điện cho nhà nước.

Bên cạnh các khuyến khích từ chính phủ, doanh nghiệp cũng nhận được nhiều hỗ trợ từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN trong quá trình thực hiện dự án và nhiều ưu đãi về nguồn vốn từ các ngân hàng với gói vay có lãi suất hợp lý.

Bắt đầu từ năm 2018, rất nhiều dự án nhà máy điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối quy mô lớn và các trang trại năng lượng mặt trời đã được khởi công xây dựng, chủ yếu là các tỉnh phía nam như Ninh Thuận, Bình Thuận và ở vùng có lợi thế lớn về gió và ánh nắng mặt trời. Trong đó, 8 nhà máy điện gió với tổng công suất 243 MW, nhà máy điện sinh khối với tổng công suất nối lưới khoảng 212 MW, 100 dự án điện mặt trời đã đăng ký với tổng công suất hơn 10.000 MW.

Ngoài ra, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng tiến hành lắp đặt điện mặt trời trên mái để tận dụng diện tích mái, năng lượng mặt trời để giảm chi phí điện năng, dành nguồn vốn đầu tư vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác.

Đặt biệt các doanh nghiệp, nhà máy phân xưởng nằm trong khu công nghiệp hoặc nằm ở các địa điểm có không gian thoáng đãng càng có điều kiện để lắp đặt và sử dụng điện mặt trời.

Trong các doanh nghiệp cung cấp giải pháp về năng lượng tái tạo, EGE được thành lập theo hình thức là công ty cổ phần với hai cổ đông chính là Công ty CP Ecoba Việt Nam và Tập đoàn WWB Nhật Bản. Với tầm nhìn trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực phát triển nguồn năng lương tái tạo, đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam.EGE đã thành công với một số dự án thách thức nhất tại Việt Nam, Công ty được khách hàng đánh giá với khả năng linh hoạt cao, chuyên nghiệp, dồi dào về nguồn lực và năng lực kỹ thuật cao, chuyên sâu.