new/solar-energy-solar-panel-solar-cell-photovoltaic-4045029.jpg

Lưu ý khi đầu tư giải pháp điện mặt trời trên mái

Tin thị trường 07-08-2019
Nhờ vào vị trí nằm gần đường xích đạo, bức xạ mặt trời lớn, số ngày nắng trong năm lên đến 300 ngày/năm, Việt Nam được đánh giá là nơi có nhiều tiềm năng để phát triển ngành điện mặt trời.

Hiện nay đã có rất nhiều doanh nghiệp, nhà máy, phân xưởng lắp đặt hệ thống điện mặt trời, đặc biệt là điện mặt trời trên mái để giảm chi phí điện năng, tiết kiệm nguốn vốn đầu tư.

Mặc dù điện mặt trời trên mái mang lại rất nhiều lợi ích nhưng khi quyết định đầu tư cần lưu ý đến rất nhiều vấn đề.

Trước hết, cần xác định nhu cầu sử dụng điện hàng tháng là bao nhiêu, số lượng thiết bị, thời gian sử dụng, nhu cầu sử dụng điện ước tính trong tương lai như thế nào

Sau đó, tiến hành khảo sát địa điểm lắp đặt hệ thống, yếu tố địa lý, ánh sáng, vật cản và từ đó tính ra được khả năng cung cấp điện mặt trời. Đồng thời, khảo sát địa điểm cũng để xác định mái nhà có phù hợp để lắt đặt hệ thống điện mặt trời hay cần phải sửa chữa, tu tạo thêm

Sau khi xác định được nhu cầu và tính toán chi phí cho hệ thống, bước tiếp theo chính là lựa chọn thiết bị phù hợp cho hệ thống điện mặt trời trên mái.

Pin năng lượng mặt trời:

Đây là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống nên lựa chọn pin năng lượng mặt trời từ các nhà sản xuất uy tín, được xếp thứ hạng cao trên thị trường.

Ngoài xuất xứ của pin thì có nhiều thong số khác cần quan tâm như: Chứng chỉ bảo hiểm về chất lượng, chứng chỉ đạt tiêu chuẩn quốc tế IEC (International Electrotechnical Commission) quy định các yêu cầu về an toàn thiết bị tối thiểu, tiêu chuẩn UL (Underwriters Laboratories Inc.) về các chi tiết kỹ thuật toàn diện về an toàn và ứng dụng sản phẩm.

Bên cạnh đó, pin năng lượng mặt trời còn phải giải pháp tránh hiện tượng suy thoái cảm ứng tiềm năng khi có sự chênh lệch về điện thế so với trái đất

Bộ hòa lưới:

Nên chọn công suất của bộ hòa lưới dựa trên tổng công suất của các phụ tải dùng điện xoay chiều dùng trong hệ thống. Có hai loại bộ hòa lưới: có dự trữ và không có dự trữ. Tùy vào hệ thống để lựa chọn thiết bị phù hợp.

Ắc quy (đối với hệ thống điện mặt trời hòa lưới có dự trữ):

Dựa vào: điện áp của hệ thống; công suất tối đa của các phụ tải một chiều và xoay chiều trong hệ thống; lượng điện dự tính dư ra sau khi cung cấp cho tải điện để chọn ra ắc quy và bộ điều khiển tương ứng hợp lý.

Ngoài ra, chủ đầu tư cũng nên lưu ý tính toán them cả các loại tổn thất điện trong quá trình hoạt động như tổn thất đường dây, tổn thất trong bộ hòa lưới, tổn thật trong pin,..để có cách bù trừ hợp lý.