new/140930-f-gw922-001.jpg

Làm thế nào để tính toán chi phí lắp đặt điện mặt trời cho doanh nghiệp?

Tin thị trường 08-08-2019
Điện mặt trời mang lại những lợi ích không thể chối cãi như: tiết kiệm chi phí điện năng, thân thiện với môi trường, tính chủ động cao, vì thế, rất nhiều doanh nghiệp, nhà máy, phân xưởng trên thế giới đã tiến hành lắp đặt hệ thống điện mặt trời để phục vụ kinh doanh, sản xuất.

Tuy nhiên, trước khi tiến hành lắp đặt, cần tính toán kĩ càng chi phí hệ thống điện mặt trời để đạt được hiệu quả tối ưu nhất.

Trước hết doanh nghiệp cần xác định nhu cầu sử dụng điện hàng tháng của mình là bao nhiêu, số lượng thiết bị, thời gian sử dụng, khả năng mở rộng doanh nghiệp và từ đó, nhu cầu sử dụng điện trong tương lai như thế nào. Sau đó, tiến hành khảo sát địa điểm lắp đặt hệ thống, yếu tố địa lý, ánh sáng, vật cản và từ đó tính ra được khả năng cung cấp điện mặt trời là bao nhiêu. Đồng thời, khảo sát địa điểm cũng giúp doanh nghiệp xác định hạ tầng có phù hợp để lắt đặt hệ thống điện mặt trời hay cần phải sửa chữa, tu tạo thêm.

Kết hợp hai yếu tố trên, doanh nghiệp sẽ xác định được quy mô của hệ thống, vật tư, thiết bị cần thiết từ đó có kế hoạch đầu tư hợp lý.

Ví dụ như sau:

Một doanh nghiệp sử dụng trung bình 2,821,600 kWh điện hàng năm. Trong vòng 30 năm tới, dự tính giá điện trung bình là 5,800 VND/ kWh, có nghĩa là họ sẽ phải chi gần 900 tỷ tiền điện trong 30 năm.

Doanh nghiệp này có không gian rộng đến 26,000 m2 để lắp đặt hệ thống điện mặt trời với quy mô 449.75 kW, vậy họ có thể sản xuất đến 20,529,699 kWh trong 30 năm (trung bình 684,323 kWh hàng năm, đáp ứng 24% of nhu cầu dùng điện.)

Không dừng lại ở đó, lượng điện mặt trời cho doanh nghiệp này đã giúp giảm 15,603 tấn CO2 thải ra môi trường.

Ngoài ra, trong thời gian doanh nghiệp sử dụng không hết lượng điện mặt trời sản xuất được, có thể bán lại cho nhà nước bằng cách lựa chọn hệ thống điện mặt trời hòa lưới.

Hơn nữa, có nhiều cách để linh hoạt huy động và sử dụng nguồn tài chính đầu tư vào việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời cho doanh nghiệp như:

  • Thanh toán trực tiếp toàn bộ hệ thống bằng tiền mặt và nhận ưu đãi từ đối tác
  • Vay ngân hàng với lãi suất ưu đãi: Hiện nay đã có rất nhiều ngân hàng lớn tại Việt Nam cung cấp gói vay cho doanh nghiệp, hộ gia đình để đầu tư hệ thống điện mặt trời, tối đa 70-75% giá trị toàn hệ thống trong thời hạn 1-5 năm với lãi suất từ 10% mỗi năm. Tài sản bảo đảm cho nguồn vay này chính chính là hệ thống điện mặt trời cho doanh nghiệp
  • Thuê hệ thống: Nếu doanh nghiệp không đủ vốn để đầu tư mua sắm toàn bộ hệ thống thì có thể thuê thiết bị từ một nhà cung cấp khác trong khoảng thời gian nhất định.
  • Hợp đồng mua bán điện (PPA): Doanh nghiệp kí hợp đồng mua bán điện với các đơn vị trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam.